Công nhân, viên chức ai cũng chịu chơi với bóng đá

123b – Nói vậy bởi rất nhiều công ty, xí nghiệp, nhà máy sẵn sàng đầu tư mạnh tay để đội bóng của mình có thể đi đến tận cùng của giải đấu.

Công nhân, viên chức ai cũng chịu chơi - Ảnh 1.

Đội Công đoàn Đồng Nai 3 (phải) có nhiều cầu thủ là người dân tộc – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Nhiều người nói đùa rằng các đội bóng Công đoàn Sóc Trăng và Công đoàn Đồng Nai 3 có nhiều cầu thủ “nhập tịch”.

Những đội bóng “nhập tịch”

Đó thật ra là những cầu thủ người dân tộc – nét đặc sắc của giải từ lần tổ chức đầu tiên vào năm ngoái. Trong thành phần 16 cầu thủ của đội Công đoàn Sóc Trăng, có đến 8 người dân tộc Khmer. Họ là công nhân, viên chức và cả giáo viên.

Ở Sóc Trăng, người Khmer yêu thích hai bộ môn là đua ghe ngo và bóng đá. Riêng bóng đá là môn giúp kết nối các anh em dân tộc tại địa phương (Khmer, Kinh, Hoa). Dù điều kiện sân bãi tập luyện còn nhiều hạn chế, nhưng phong trào bóng đá tại Sóc Trăng rất sôi nổi.

Cầu thủ Lâm Thanh Hoàng (gốc người Khmer) chia sẻ: “Các anh em công nhân chơi bóng giao lưu với nhau nhiều. Nhưng để cọ xát với các địa phương khác và tập luyện để thi đấu giải thì còn ít. Đội cũng lần đầu tham gia giải nên còn nhiều bỡ ngỡ, chỉ thi đấu với tinh thần thoải mái vui vẻ, trải nghiệm là chính”.

So với Sóc Trăng, đội Công đoàn Đồng Nai 3 (thành phần chính là Changshin Đồng Nai) lại càng nhiều cầu thủ dân tộc. Theo đó, người Khmer và người Ê Đê chiếm đến 80% đội bóng. Các anh em Khmer, Ê Đê với đặc thù sinh sống ở các vùng cao, thời tiết nắng nóng nên có thể lực vượt trội. 

Nhìn chung các cầu thủ dân tộc trong đội khỏe và nhanh hơn cầu thủ bình thường, nhưng quan trọng là toàn đội phải chơi gắn kết và tuân thủ chiến thuật của HLV. Các cầu thủ trong đội cũng thường xuyên tham gia các giải phủi nên trình độ khá tốt. Vì vậy, đội đặt mục tiêu giành vé đi Hà Nội.

Công nhân, viên chức ai cũng chịu chơi - Ảnh 2.

Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam 2024 mang nhiều niềm vui cho người lao động – Ảnh: NGUYÊN KHÔI

Chơi phong trào, thái độ chuyên nghiệp

Một số đội bóng gồm các viên chức văn phòng lại có tinh thần cầu tiến rất mạnh mẽ. Điển hình như đội Chứng khoán Rồng Việt đã chuẩn bị rất kỹ từ khâu tập luyện cho đến cả khâu dinh dưỡng trước thềm giải đấu.

Ông Nguyễn Chí Trung, trưởng đoàn của đội, cho biết: “Để chuẩn bị cho giải, đội đã có một vài buổi tập để trang bị nhiều nhất về mặt thể lực, có thuê HLV để hỗ trợ thêm chuyên môn cho cầu thủ. Lần đầu tham gia giải, dù đội không đặt nặng mục tiêu tiến xa nhưng vẫn có nhiều lo ngại về mặt thể lực. 

Lực lượng đội toàn bộ là viên chức nên chơi thể thao phong trào là chủ yếu. Ở công ty mỗi năm đều có hội thao với nhiều bộ môn khác nhau. Đội bóng của công ty có duy trì lịch chơi bóng vào thứ 6 hàng tuần nhưng chỉ đá sân 5 người và cũng trên tinh thần giao lưu thoải mái. Việc thi đấu nghiêm túc và cọ xát nhiều là điều chưa bao giờ đội trải qua.

Về dinh dưỡng và trang thiết bị, công ty hỗ trợ kinh phí hết mình cho đội bóng. Thuốc men, dinh dưỡng, trang bị… mọi thứ đều rất chỉn chu. Toàn đội luôn giữ tinh thần phải ra sân thi đấu với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chuyên nghiệp hết mức có thể. 

Dân văn phòng tài chính có thể chuyên môn không cao, nhưng về mặt lý thuyết, cần chuẩn bị những gì, bổ sung những để đảm bảo tinh thần và thể trạng thi đấu ở mức tốt nhất, các cầu thủ đều nắm rõ. Thậm chí, họ còn yêu cầu công ty hỗ trợ thêm”.

Ngay sau buổi lễ Khai mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam năm 2024 kết thúc, cầu thủ các đội bóng thuộc vòng loại khu vực 4 – TP.HCM lập tức xỏ giày ra sân tranh tài và tạo ra những trận cầu sôi động, nảy lửa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt [X]