Bóng đá châu Âu: Các đại gia dè chừng với ‘bom tấn’

123b – Cho đến thời điểm này, Julian Alvarez vẫn đang là cầu thủ đắt giá nhất của kỳ chuyển nhượng hè năm nay, khi được Atletico mua từ Man City với giá 75 triệu euro.

Bóng đá châu Âu: Các đại gia dè chừng với 'bom tấn' - Ảnh 1.

Alvarez nhiều khả năng là “bom tấn” duy nhất của kỳ chuyển nhượng hè năm nay = Ảnh: Reuters

Biểu tượng Mbappe

Thương vụ đình đám nhất mùa hè 2024 mang tên Kylian Mbappe. Nhưng tiền đạo người Pháp lại rời PSG và chuyển sang Real Madrid dưới dạng tự do. Một thương vụ kỳ lạ, tốn nhiều bút mực và trở thành tiêu biểu của xu hướng chuyển nhượng hiện nay – đó là tiết kiệm.

Mbappe lúc này mang dáng dấp của Ronaldo “béo” khi anh được Real Madrid mua vào năm 2002, hay Cristiano Ronaldo vào năm 2009. Theo dòng trượt giá của thị trường bóng đá, nếu Ronaldo “béo” có giá 46 triệu euro vào năm 2002, CR7 giá 94 triệu euro vào năm 2009, Mbappe hẳn phải được Real mua với chi phí không dưới 200 triệu euro. Nhưng rồi đã không có con số kỷ lục nào xuất hiện.

Nếu thực sự muốn, Real Madrid đã có thể chi số tiền đó để sở hữu Mbappe từ 1 hoặc 2 năm trước. Nhưng họ đủ vị thế để buộc Mbappe phải chờ đợi. Siêu sao người Pháp kiên nhẫn chơi cho đến khi hết hợp đồng với PSG rồi chuyển sang đội bóng trong mơ của anh với tư cách cầu thủ tự do. 

Sự kiên định của Real Madrid cũng như Mbappe trở thành một đòn mạnh giáng vào tham vọng của các CLB “mạnh vì gạo, bạo vì tiền” trong làng bóng đá ngày nay. Ở Real Madrid, Mbappe phải giảm quá nửa lương so với khi còn chơi cho PSG.

Bóng đá châu Âu: Các đại gia dè chừng với 'bom tấn' - Ảnh 2.

Mbappe đã đến Real Madrid mùa hè 2024 – Ảnh: REUTERS

Quá nhiều bài học

Nếu Real có thể nhẫn nại đến cùng với một siêu sao tốp đầu thế giới như Mbappe, tại sao các CLB khác phải vội vàng với những người kém xa trình độ? Và nhìn từ góc độ của hầu hết các đội bóng lớn, mỗi đội đều có những bài học đau đớn cho riêng mình khi chi tiền vào “bom tấn”.

Mùa hè năm nay mới chỉ ghi nhận mỗi Alvarez là thương vụ trị giá hơn 75 triệu euro. Nhưng vào mùa chuyển nhượng năm ngoái, số thương vụ hơn 70 triệu euro lên đến con số 10, còn năm 2022 là 8. Một cầu thủ như Antony lại có thể ngốn của Man United đến 95 triệu euro. Và bộ tứ Enzo – Wesley Fonana – Caicedo – Mudryk khiến Chelsea mất đến 385 triệu euro. 

Trong toàn bộ 18 thương vụ “bom tấn” kể trên, chỉ mình Rice, Bellingham, Kane, Gvardiol và Isak là đáng đồng tiền bát gạo. Một số là những “bom xịt”, như các tân binh của Chelsea (Fofana, Mudryk), của Man United (Antony)… Và hầu hết, như Nunez, Szoboszlai của Liverpool, Enzo, Caicedo của Chelsea, hay Casemiro, Hojlund của Man United chỉ ở chất lượng tạm được.

Để minh họa cho sự đầu tư khôn ngoan, với 70 triệu euro, Liverpool đã có thể mua Van Dijk cách đây 6 năm, hay thậm chí là cả bộ đôi Salah – Mane. Tất nhiên không phải lúc nào cũng có thể đầu tư chính xác đến vậy. Nhưng điểm lại những bản hợp đồng “bom tấn” trong 5 năm trở lại đây, người hâm mộ có thể hiểu vì sao các CLB lớn lại chùn tay đến thế trong mùa hè này.

Từ mùa hè 2017 đến 2019, Barca đã thực hiện 3 “bom tấn” (hơn 100 triệu euro mỗi người) – Dembele, Coutinho, Griezmann. Kết quả là họ tiến gần bờ vực phá sản và đến nay vẫn còn lao đao chuyện tài chính.

Thị trường chuyển nhượng hè 2024 chỉ còn 3 ngày nữa là đóng cửa. Nhưng nhiều khả năng sẽ không có thương vụ “bom tấn” nào xuất hiện.

Manchester City đã bán tiền đạo Julian Alvarez cho Atletico Madrid với một thỏa thuận trị giá 81,5 triệu bảng Anh, đắt nhất trong lịch sử của nhà vô địch Premier League.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *